Vật liệu chống thấm tường ngoài mà không phải ai cũng biết

Muốn chống thấm tường ngoài hiệu quả, bạn phải cần tìm ra nguyên nhân và vật liệu phù hợp. Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu sản phẩm chống thấm thợ sơn chuyên nghiệp giới thiệu và hướng dẫn giúp bạn có thể giải quyết được vấn đề, dễ sử dụng  đối với các công trình xây dựng.

Sản phẩm chống thấm tường ngoài đã được Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam nghiên cứu và thử nghiệm cho kết quả tốt ở ngoài trời, ngoài ra còn một số hóa chất khác như sơn chống thấm đến các phụ gia, giấy dầu chống thấm.

Đầu tiên phải kể đến là c
hất chống thấm vô cơ

Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam tại TP.HCM có loại chống thấm là dung dịch silicat phim thẳng vào bêtông, giá 448.000 đồng/lít (làm được 5 m2). Sử dụng sau vài ngày, dung dịch sẽ thấm sâu vào trong khối bêtông và tương tác với bêtông để hình thành một lớp bề mặt chống thấm ngay trong mao mạch rỗng, các vết nứt. Chất chống thấm Intoc-05 và 05S là loại chống thấm tinh thể lỏng men sinh hóa có tác dụng thẩm thấu, ăn sâu vào bêtông trám bít các mao mạch để kháng nước, giá từ 40.000 đến 45.000 đồng/lít.


Dung dịch silicat

 Dung dịch chống thấm này thích hợp sử dụng cho công trình mới hoặc chống thấm tường ngoài trong trường hợp không cần phải đục gạch, xới nền lên. Các chất phụ gia chống thấm Hysuca là chất vô cơ dùng pha vào vữa xi măng hay vữa bêtông trong quá trình đóng rắn, sẽ tạo thành hợp chất giãn nở kết tinh, nhờ đó tăng khả năng chống thấm, giá 115.000 đồng/thùng 20 lít (1 lít pha cho 10 kg xi măng)…

Tiếp theo phải kể đến chất chống thấm hữu cơ

Chất chống thấm tường ngoài chất liệu hữu cơ, có nhiều nhãn hiệu như Kova, Sika, Index, Flintkote, Sankote, Wapro, Shellkote, Rainkote, Weatherkote… là dung dịch dạng lỏng hay bột (dùng nước để hòa tan). Do có gốc là bitum và polyme, dung dịch khi khô tạo thành màng phủ trên bề mặt tường, bêtông…để chống tác dụng xâm thực của nước. Mỗi hãng có những chủng loại riêng để ứng dụng cho từng hạng mục cần chống thấm, không thể dùng lẫn lộn vì không đạt hiệu quả.


Chất chống thấm tường ngoài chất liệu hữu cơ

Chẳng hạn chất chống thấm Sika phân loại hệ thống chống thấm ra hai loại: toilet, phòng tắm, hồ bơi, hồ nước uống dùng chất chống thấm Sika top 107 giá 76.000 đồng/m2; dùng cho sân mái, tầng hầm có Sikaproof Membrane có thể thi công nguội thích hợp cho chấm thấm sàn, mái, giá 85.000 đồng/m2…
 

Sơn chống thấm là sản phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay

Sơn chống thấm Polyme – Victalastic của Viện Khoa học Công nghệ xây dựng mới có trên thị trường. Loại sơn chống thấm tường ngoài này được sử dụng để chống thấm các bề mặt bên trong, bên ngoài và các tầng hầm, bể nước sinh hoạt, bể nước thải, mái bằng, mái dóc bêtông, tường ngoài nhà dân dụng, khu vệ sinh bếp. Sơn chống thấm Polyme – Victalastic gồm hai thành phần: chất lỏng polymer và chất bột trộn sẵn. Sau khi khô, sơn tạo thành màng kín có tính dẻo nên chống thấm các vết nứt rộng đến 0,2 mm. Sơn Nippon Hitex có tính năng nổi trội hơn những sản phẩm cũ. Sản phẩm mới có hệ số co giãn tốt nên có tác dụng chống hiện tượng nứt chân chim.

Sơn chống thấm Polyme – Victalastic

Bạn muốn chống thấm tốt với Nippon Hitex cần làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất: 1-2 lớp bột trét, 1 lớp sơn lót, 2 lớp sơn màu. Sơn chống thấm ngoài trời có CT-04T của Công ty Kova (Q.10), giá 185.000 đồng/5 lít. Tương tự, các nhà sản xuất sơn khác như ICI, Mykolor, Tison, Jotun, Spec, Expo… đều đưa ra thị trường mùa mưa năm nay từ 1 đến 4 sản phẩm có tính năng mới, phù hợp và tiện dụng hơn cho các công trình, nhà ở. Giá sơn chống thấm tùy loại, loại cao cấp 220.000 đến 435.000 đồng/thùng 5 lít, loại trung bình từ 90.000 đến  185.000 đồng /thùng 5 lít, loại rẻ tiền từ 40.000 đến 50.000 đồng/5 lít…

Cuối cùng là băng keo chống thấm

Công ty Sika (Đồng Nai) vừa giới thiệu băng keo chống thấm dùng dán các vết thấm nước mang tên Sika Multiseal. Đây là loại keo dán tự dính sử dụng ngay có tác dụng chống thấm với khả năng chống xé rách. Băng keo có 4 lớp: màng bảo vệ bằng nhôm, lớp gia cô chống bị xé rách, hỗn hợp bằng bitumen, lớp giấy tháo bỏ. Sika Multiseal dễ dàng dán chồng lên lớp cũ trám bít các khe hở xung quanh những miếng đinh, giữa các vách tường, mái nhà và có thể sơn màu lên. Muốn dán Sika Multiseal, bề mặt phải được vê sinh sạch sẽ, không bám bụi và các
tạp chất.

Băng keo chống thấm có thể che các khe hở xung quanh những miếng đinh, vết dạn nứt, và có thể sơn màu lên

Nếu bề mặt băng keo vẫn còn dính bụi hoặc bị rỗng những lỗ nhỏ li ti, cần quét một lớp lót bi-tumen với định lượng 250g/m2. Sika Multiseal có nhiều kích thước: chiều ngang 10 -30 cm, chiều dài 3 – 10 m, hai màu xám và teracota (màu gạch ngói) giá thấp nhất là 70.000 đồng/cuộn. Hiện nay, giấy dầu vẫn được chọn để chống thấm trong mùa mưa, chủ yếu hiện nay sản phẩm này tiêu thụ ở các tỉnh, sản phẩm của Trung Quốc, và Việt Nam giá từ 70.000 đến 98.000 đồng/ cuộn 20 m2.


 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *